Nghe tí nhạc cho đỡ buồn nhé mọi người

Thông Báo

News Cập nhật bài
- - - - - - - - - - - - -
ღ Khi một thứ phát triển đến cực đại nó sẽ mang hình hài của cái đối nghịch
-Theza-
ღ==============ღ
◕ Lời nhắn
⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra
⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi
⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang..
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheets:
⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh;
⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan;
⊱ Tư vấn, xử lý mọi vấn đề hóc búa, nan giải nhất khi sử dụng googleSheets.

◕ Trang web hiện đặt một số quảng cáo, mong các bạn thông cảm!
1 Góc học tập2 Giải tích I (HUST)
Xét tính liên tục-Tìm và phân loại điểm gián đoạn
✪Định nghĩa:
Hàm số $f(x)$ liên tục tại $x_0$ khi $$\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) = f({x_0})$$ ✪Phân loại điểm gián đoạn :
 ●Gián đoạn loại 1: $$\left\{ \matrix{ \matrix{ {\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)}&{hữu}&{hạn} }\\ \matrix{ {\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)}&{hữu}&{hạn} }\\ \left[ \matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) \ne f({x_0})\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) \ne f({x_0}) } \right. } \right.$$  _Có 2 loại:
  +Gián đoạn loại 1 có bước nhảy :
  $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) $
  (Bước nhảy bằng $|\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) - \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) |$)
  +Gián đoạn loại 1 có thể bỏ qua được:
  $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)$
  (Bước nhảy bằng 0)
 ●Gián đoạn loại 2: nếu không phải gián đoạn loại 1.
  ●Bước 1 :Nêu tập xác định (TXĐ).
Nếu đề bài yêu cầu tại một điểm cụ thể thì xét tại điểm đó.
Nếu đề bài không nói cụ thể tại điểm nào thì xét trên toàn bộ tập xác định và những điểm đặc biệt theo điều kiện xác định.
  ●Bước 2 :Tính giới hạn trái và giới hạn phải tại các điểm cần xét.
  ●Bước 3 :Kết luận


Ví dụ 1 :
Xét tính liên tục của hàm số:$$f(x) = \left\{ {\matrix{ {\frac{{1 - \cos x}}{{\ln (1 + {x^2})}}}&{nếu}&{x \ne 0}\\ 0&{nếu}&{x = 0} }} \right.$$ (Bài 2-Đề 1-Giải tích I cuối kì BKHN-K59)
  ● TXĐ: $D = R $
(Đề bài không nói cụ thể tại điểm nào, ta xét trên toàn bộ tập xác định)
  ●Tại $x = {x_0} \in R\backslash \{ 0\} $: $$\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) = f({x_0}) = \frac{{1 - \cos {x_0}}}{{\ln (1 + x_0^2)}}$$   Suy ra $f(x)$ liên tục tại $x = {x_0} \in R\backslash \{ 0\} $
  ●Tại $x=0$ : $$\matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 - \cos x}}{{\ln (1 + {x^2})}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\frac{{{x^2}}}{2}}}{{{x^2}}} = \frac{1}{2}\\ f(0) = 0 }$$   $\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f(x) \ne f(0)$
  Suy ra $f(x)$ gián đoạn loại 1 có thể bỏ qua được tại $x=0$.


Ví dụ 2 :
Tìm và phân loại điểm gián đoạn của hàm số sau: $$f(x) = {3^{\frac{{|x - 3|}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{|x|}}$$ (Bài 6-Đề 6-Giải tích I cuối kì BKHN-K60)
  ● TXĐ: $D = R\backslash \{ 0;3\} $
(Đề bài không nói cụ thể tại điểm nào, ta xét trên toàn bộ tập xác định và tại 0, 3)
  ●Tại $x = {x_0} \in R\backslash \{ 0;3\} $: $$\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) = f({x_0}) = {3^{\frac{{|{x_0} - 3|}}{{{x_0} - 3}}}} + \frac{{\sin {x_0}}}{{|{x_0}|}}$$   Suy ra $f(x)$ liên tục tại $x = {x_0} \in R\backslash \{ 0;3\} $
  ●Tại $x=0$ : $$\matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {3^{\frac{{|x - 3|}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{|x|}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {3^{\frac{{3 - x}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{x} = \frac{4}{3}\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} {3^{\frac{{|x - 3|}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{|x|}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} {3^{\frac{{3 - x}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{ - x}} = \frac{{ - 2}}{3}\\ \Rightarrow |\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) - \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f(x)| = 2 }$$   Suy ra $f(x)$ gián đoạn loại 1 có bước nhảy bằng $2$ tại $x=0$.
  ●Tại $x=3$ : $$\matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} {3^{\frac{{|x - 3|}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{|x|}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} {3^{\frac{{x - 3}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{x} = 3 + \frac{{\sin 3}}{3}\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} {3^{\frac{{|x - 3|}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{{|x|}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} {3^{\frac{{3 - x}}{{x - 3}}}} + \frac{{\sin x}}{3} = \frac{1}{3} + \frac{{\sin 3}}{3}\\ \Rightarrow |\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x) - \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} f(x)| = \frac{8}{3} }$$   Suy ra $f(x)$ gián đoạn loại 1 có bước nhảy bằng $\frac{8}{3}$ tại $x=3$.


Ví dụ 3 :
Tìm và phân loại điểm gián đoạn của hàm số sau: $$f(x) = \frac{{{{(6x + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2x}}$$
  ● TXĐ: $D= R\backslash \left\{ {\frac{{ \pm \pi }}{6} + k\pi } \right\}$
(Đề bài không nói cụ thể tại điểm nào, ta xét trên toàn bộ tập xác định và tại ${\frac{{ \pm \pi }}{6} + k\pi }$)
  ●Tại $x = {x_0} \in R\backslash \left\{ {\frac{{ \pm \pi }}{6} + k\pi } \right\}$: $$\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x) = f({x_0}) = \frac{{{{(6{x_0} + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2{x_0}}}$$   Suy ra $f(x)$ liên tục tại $x = {x_0} \in R\backslash \left\{ {\frac{{ \pm \pi }}{6} + k\pi } \right\}$
  ●Tại $x = \frac{\pi }{6} + k\pi $ : $$\matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{\pi }{6} + k\pi )}^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{\pi }{6} + k\pi )}^ + }} \frac{{{{(6x + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2x}} = + \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{\pi }{6} + k\pi )}^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{\pi }{6} + k\pi )}^ - }} \frac{{{{(6x + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2x}} = - \infty }$$   Suy ra $f(x)$ gián đoạn loại 2 tại $x=\frac{\pi }{6} + k\pi $.
  ●Tại $x = \frac{-\pi }{6} + k\pi $ : $$\matrix{ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{-\pi }{6} + k\pi )}^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{-\pi }{6} + k\pi )}^ + }} \frac{{{{(6x + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2x}} = - \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{-\pi }{6} + k\pi )}^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{(\frac{-\pi }{6} + k\pi )}^ - }} \frac{{{{(6x + 5\pi )}^2}}}{{1 - 2\cos 2x}} = + \infty }$$   Suy ra $f(x)$ gián đoạn loại 2 tại $x=\frac{-\pi }{6} + k\pi $.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Đăng nhập để bình luận
Tải thêm bình luận

➲ Giới thiệu - About me ➲ Liên hệ với tôi - Contact me ➲ Điều khoản điều kiện - Terms & Conditions ➲ Chính sách bảo mật - Privacy policy ➲ Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm - Disclaimer
Phòng Chat tổng