Cảm ơn sự đóng góp.
Những đề có đánh dấu tròn to cùng màu có thuật toán tương tự nhau. Khuyến nghị tham khảo 1 đề và thử tự làm những đề có thuật toán tương tự khác.
_Thời gian làm bài 30 phút
_Giáo viên chỉ chấm điểm khi sinh viên hoàn thành tất cả các yêu cầu của đề bài |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) In ra số chẵn hoàn toàn Số chẵn hoàn toàn là số mà các chữ số của nó đều chia hết cho 2. Ví dụ n=2468 là số "chẵn hoàn toàn". |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: In ra số lẻ hoàn toàn |
|
a) Viết hàm tính phương trình: f(x)=x⁵+⁵√x
b) Viết chương trình cho phép nhập 3 số thực a, b, c và tính trung bình cộng của f(a), f(b), f(c) Yêu cầu: In ra 3 số thực vừa nhập và kết quả. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập vào số nguyên N (N > 0). Kiếm tra xem N có là số "cân bằng" không?. Hiển thị kết quả ra màn hình. Một số nguyên được gọi là số "cân bằng" khi số lượng các chữ số lẻ bằng số lượng các chữ số chẵn của số nguyên đó. Ví dụ N=325476 là số "cân bằng". |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập vào số nguyên N (0 < N < 10). b) Nhập mảng A có N số nguyên. In mảng A ra màn hình. c) Tính giá trị mảng S[i] theo công thức: _S[i]=C nếu A[i] là số chẵn _S[i]=K nếu A[i] = 0 _S[i]=L nếu A[i] là số lẻ Hiện mảng S ra màn hình |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập vào số nguyên N (0 < N < 10). b) Nhập mảng A có N số nguyên. In mảng A ra màn hình. c) Tính giá trị mảng S[i] theo công thức: _S[i]=T nếu A[i] là số nguyên tố _S[i]=K nếu A[i] là số nguyên dương không phải nguyên tố _S[i]=A nếu A[i] là các trường hợp khác Hiện mảng S ra màn hình |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập vào số nguyên N (0 < N < 10). b) Nhập mảng A gồm N kí tự. In mảng A ra màn hình c) Tính giá trị mảng S[i] theo công thức: _S[i]=H nếu A[i] là chữ in hoa _S[i]=T nếu A[i] là chữ thường _S[i]=K nếu A[i] là các trường hợp khác Hiện mảng S ra màn hình |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập vào số nguyên N (0 < N < 100000). Là giá tiền thu phí từ bàn phím. Biết rằng lái xe chỉ có 500, 200, 100 đồng. Hãy đưa ra các phương án mà người lái xe có thể lựa chọn để trả tiền cho trạm thu phí |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập vào số nguyên N (0 < N < 100000). Đưa ra kết quả số ngược của N. Ví dụ: 1234 có số ngược là 4321 |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập vào số nguyên dương N. Kiểm tra số vừa nhập có phải số lùi không. Hiển thị thông báo ra màn hình. Biết: Số lùi là số mà các chữ số theo thứ tự giảm dần Ví dụ: abcd là số lùi khi a>b>c>d. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập số km đi được từ bàn phím trong khoảng (0;200). Tính số tiền đi taxi theo công thức: +15000 đồng cho km đầu tiên +13500 đồng cho km thứ 2 đến 5 +11000 đồng từ km thứ 6 trở đi Nếu đi được trên 120km thì sẽ giảm 10% tổng giá tiền. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Viết một chương trình nhập vào dãy số nguyên theo thứ tự giảm dần, nếu nhập sai quy cách thì yêu cầu nhập lại.
Chương trình sẽ dừng khi số lượng phần tử là 7. In dãy số vừa nhập theo định dạng như sau a,b,c,d... Trong đó a,b,... là những số vừa nhập. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự : Nhập vào dãy số nguyên theo thứ tự tăng dần. |
|
Viết một chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 ≤ N ≤ 10) từ bàn phím. Nhập một mảng có N số nguyên bất kỳ từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số: a,b,c,d,... (Trong đó a,b,c,d,... là các số được nhập từ bàn phím). b) Hiển thị các số tự mãn có trong mảng và đếm xem có báo nhiêu số tự mãn nhỏ hơn 2016. Hiện kết quả ra màn hình. Biết: Số tự mãn là các số dương mà tổng mũ 3 các chữ số của nó bằng chính nó. Ví dụ: 153=13+53+33 |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
||||||||||||||
Viết chương trình tính tiền điện hàng tháng:
Nhập một số nguyên 0<N<10000 là số kW điện đã sử dụng. Tính số tiền gia đinh phải trả chưa bao gồm thuế ở bảng dưới đây
|
||||||||||||||
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Với giá tiền lần lượt là 1404, 1533, 1706, 2242, 2503, 2507. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập một số nguyên N ≥ 0 bất kì thuộc hệ đếm cơ số 2 từ bàn phím. Chuyển số đó thành số trong hệ đếmcơ số 10 In kết quả ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một giá trị thực x radian (0 ≤ x < 10) từ bàn phím. b) Tính sin(x) với độ chính xác 0.0001 dựa vào công thức sau: |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. _Kết quả cần hiện 6 chữ số sau dấu phẩy. |
Đề tương tự : Tính cos(x). |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra mảng vừa nhập từ bàn phím dưới dạng một dãy số. c) Tính tổng các phần tử xung quanh của mảng. Hiện kết quả ra màn hình. Biết: Phần tử xung quanh là phần tử bằng tổng 2 phần tử xung quanh nó. Ví dụ: các phần tử được tô đỏ dưới đây là phần tử xung quanh: 1 5 4 3 6 3 3 4 5 1 2 8 6 |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập 2 số nguyên dương M, N từ bàn phím. Tìm tổng các ước chung của M, N Đếm xem chúng có bao nhiêu ước chung. In kết quả ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập một số nguyên N>0 bất kì thuộc hệ đếm cơ số 10 từ bàn phím. Chuyển số đó thành số trong hệ đếm cơ số 2 In kết quả ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự : Chuyển về hệ đếm cơ số 8. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập 1 số nguyên N (0 < N < 10000) từ bàn phím. b) Liệt kê các số tự mãn trong khoảng từ 0 đến N. Biết: Số tự mãn là các số dương mà tổng mũ 3 các chữ số của nó bằng chính nó. Ví dụ: 153=13+53+33 |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập 2 số nguyên M, N (Biết M, N thuộc khoảng từ 1 đến 2000) từ bàn phím. b) Kiểm tra xem M, N có phải là cặp số hứa hôn không. In kết quả ra màn hình. Biết: Cặp số hứa hôn là tổng các ước của số này (trừ chính nó ra) lớn hơn số kia 1 đơn vị và ngược lại. Ví dụ: 48 và 75 là một cặp số hứa hôn. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập 2 số nguyên M, N (Biết M, N thuộc khoảng từ 1 đến 2000) từ bàn phím. b) Kiểm tra xem M, N có phải là cặp số thân thiết không. In kết quả ra màn hình. Biết: Cặp số thân thiết là số này bằng tổng các ước của số kia (trừ số kia ra) và ngược lại. Ví dụ: 220 và 284 là một cặp số thân thiết. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) In ra vị trí các số nguyên tố và đếm số lượng số nguyên tố nhỏ hơn 2016. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Hiển thị các số nguyên tố và đếm số lượng số nguyên tố nhỏ hơn 2016. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) In ra vị trí các số hoàn thiện và đếm số lượng số hoàn thiện nhỏ hơn 2016. Biết: Số hoàn thiện là số nguyên dương mà tổng các ước dương của nó bằng 2 lần chính nó. Ví dụ: 6 có tổng các ước dương là 1+2+3+6=12 gấp 2 lần nó nên 6 là số hoàn thiện. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Hiển thị các số hoàn thiện và đếm số lượng số hoàn thiện nhỏ hơn 2016 |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một mảng gồm có N số nguyện (với N là số nguyên (0 < N < 10) nhập vào từ bàn phím) bất kì từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập dưới dạng một dãy số. b) Nhập một số nguyên X (X < 10) bất kì từ bàn phím. Tính và in ra số lượng các số trong dãy có giá trị bằng X. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 200) từ bàn phím. b) Tìm và in ra các số nguyên tố trong khoảng (0;N). c) Tính tổng các số vừa tìm được và thông báo ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 1000) từ bàn phím. b) Tìm và in ra các số hoàn thiện trong khoảng (0;N). c) Tính tổng các số vừa tìm được và thông báo ra màn hình. Biết: Số hoàn thiện là số nguyên dương mà tổng các ước dương của nó bằng 2 lần chính nó. Ví dụ: 6 có tổng các ước dương là 1+2+3+6=12 gấp 2 lần nó nên 6 là số hoàn thiện. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
1. Nhập 3 số thực a,b,c bất kì. 2. Giải và biện luận phương trình bậc 2: 3. Thông báo kết quả ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Dùng vòng while hoặc do...while để tính số pi theo công thức: Với epsilon là một số được nhập vào từ bàn phím và thuộc khoảng (0;1). |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) Tính và in ra số lượng số hoàn thiện có trong dãy dưới dạng: "So luong so hoan thien co trong day la: < giatri >" Biết: Số hoàn thiện là số nguyên dương mà tổng các ước dương của nó bằng 2 lần chính nó. Ví dụ: 6 có tổng các ước dương là 1+2+3+6=12 gấp 2 lần nó nên 6 là số hoàn thiện. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) Tìm và in ra số lớn thứ 2 trong dãy. Ví dụ: 1,2,3,4,4 thì kết quả là 3 |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Tìm số bé thứ 2 trong dãy. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) Tính và in ra trung bình cộng của các số chẵn (chia hết cho 2) trong dãy dưới dạng: "Trung binh cong cua cac so chan co trong day la: < giatri >". |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự:
_Tính trung bình cộng của các số lẻ (không chia hết cho 2) trong dãy. _Tính trung bình cộng của các số chia hết cho 5 nhưng không chia hêt cho 10 trong dãy. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số nguyên từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) Tính và in ra số lượng các số nguyên tố trong dãy dưới dạng: "So luong so nguyen to co trong day la < gia tri >" |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số thực từ bàn phím. Tính tổng các phần tử cực đại (Phần tử cực đại là phần tử lớn hơn phần tử ngay trước và ngay sau nó) Ví dụ: các phần tử được tô đỏ dưới đây là phần tử cực đại: 1 5 2 6 3 5 1 8 8 c) In ra mảng vừa nhập và tổng các phần tử cực đại. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Tìm tổng các phần tử cực tiểu. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập một số nguyên N (0 < N < 10) từ bàn phím. b) Nhập một mảng có N số thực từ bàn phím. In ra màn hình mảng vừa nhập như một dãy số. c) Tìm số lớn nhất trong mảng, đếm xem có bao nhiêu số lớn nhất trong mảng. Hiện kết quả ra màn hình dưới dạng như sau: "Gia tri lon nhat cua day la < giatri >" "So luong phan tu bang gia tri lon nhat la < giatri >" |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. _Hiển thị 2 chữ số sau dấu phẩy. |
Đề tương tự: Tìm số nhỏ nhất và đếm số phần tử bằng số nhỏ nhất. |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
Nhập một mảng gồm các số nguyên bất kì từ bàn phím. Việc nhập mảng sẽ dừng lại khi số lượng các phần tử bằng 7 hoặc khi nhập vào số 0 (Số 0 không phải phần tử trong mảng). In ra màn hình mảng vừa nhập dưới dạng một dãy số. Sắp xếp mảng vừa nhập theo thứ tự tăng dần và in ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Đề tương tự: Nhập mảng số thực, dừng lại khi số lượng các phần tử bằng 7 hoặc khi nhập vào số âm (Số âm không phải phần tử trong mảng) |
|
Lập chương trình thực hiện các công việc sau:
a) Nhập mốt mảng có N số nguyên bất kì (0< N < 10 được nhập từ bàn phím). In ra màn hình mảng vừa nhập dưới dạng một dãy số. b) Nhập một số nguyên X bất kì (X>0) từ bàn phím. Nếu X ≤ N thì tính trung bình cộng của X số đầu tiên trong dãy. Nếu X > N thì tính tổng các số trong mảng. Thông báo kết quả ra màn hình. |
Chú ý:
_Sinh viên phải kiểm tra điều kiện đầu vào nếu có. |
Có thể bạn quan tâm